Cá hồng két hay cá huyết anh vũ là cái tên nổi tiếng trong cộng đồng nuôi cá cảnh. Đặc biệt nó còn là cá phong thủy mang đến may mắn cho chủ nhân. Cá hồng két có ngoại hình thu hút với màu sắc sặc sỡ, đặc biệt là cái miệng nhỏ nhắn đáng yêu. Loại cá này không phải dạng quý hiếm nên rất dễ tìm mua ở các cửa hàng cá cảnh. Nhưng liệu cá hồng két có dễ nuôi hay không? Có bao nhiêu loại cá hồng két? Những căn bệnh chúng thường gặp? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Mục lục
- 1. Ý nghĩa phong thủy khi nuôi cá hồng két
- 2. Tìm hiểu chung về cá hồng két
- 3. Phân loại cá hồng két
- 4. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá hồng két
- 5. Loại cá nào nuôi chung với cá hồng két?
- 6. Khả năng sinh sản của cá hồng két
- 7. Một số loại bệnh dễ gặp ở cá hồng két? Cách điều trị
- 8. Làm cách nào phòng bệnh cho cá hồng két?
- 9. Hướng dẫn cách chọn cá hồng két khỏe mạnh
- 10. Cá hồng két bao nhiêu tiền? Địa chỉ mua cá hồng két đáng tin cậy?
- 11. Kết Luận
Ý nghĩa phong thủy khi nuôi cá hồng két
Cá hồng két không chỉ là loại cá cảnh đẹp mắt mà còn có ý nghĩa phong thủy. Màu đỏ từ lâu trong văn hóa phương Đông được xem là có ý nghĩa may mắn đặc biệt xuất hiện trong các sự kiện quan trọng như kết hôn, ngày Tết. Do đó cá hồng két được cho là loài cá gọi tài lộc, giúp công việc suôn sẻ, xua đuổi tà khí.
Theo ngũ hành thì người tuổi trâu, mèo và chuột rất hợp nuôi cá hồng két. Người nuôi cá hồng két có thể chọn màu tương sinh, tương hỗ trong phong thủy để hỗ trợ. Nhưng lưu ý nuôi cá hồng két cần chăm kỹ tránh bị chết vì sẽ là điềm không tốt.
Tìm hiểu chung về cá hồng két
Cá hồng két là gì? Vì sao có tên gọi cá hồng két?
Trong tiếng Anh, cá hồng két được gọi là Bloody Parrot thuộc bộ cá vược (Perciformes) và cùng họ với cá la hán với cá rô phi. Ngay từ những năm 1986, cá hồng két xuất hiện lần đầu ở Đài Loan. Đến đầu thập niên 90, loài cá này bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Cái tên cá hồng két được cho là vì chi tiết cái miệng quặp xuống giống với loài két.
Cá hồng két là loại cá kiểng quen thuộc với dân chơi cá cảnh lâu năm. Thực tế vì ngoại hình quá nổi bật với màu sắc sặc sỡ đã khiến cá hồng két rất được dân nuôi cá cảnh yêu thích. Không chỉ có màu hồng đỏ, loài cá này còn có nhiều màu sặc sỡ khác như đỏ, vàng, hồng tím. Do đó chúng có khá nhiều tên gọi như cá két đỏ, cá huyết anh vũ, cá hồng két đuôi tim, cá hồng két king kong…..
>>>Xem thêm: Các kiến thức bạn nên biết khi nuôi cá Hồng vỹ mỏ vịt
Đặc điểm nhận dạng ngoại hình cá hồng két
Cá hồng két có đặc điểm ngoại hình khá nổi bật nên rất dễ nhận diện. Đây là loại cá lai với nhiều dòng cá khác nhau. Thân hình cá kiểu oval, mũi nhỏ, đầu vồ về phía trước, lưng dốc và cong với đôi mắt đen to tròn luôn mơ màng. Nổi bật nhất là chiếc mỏ luôn tru lên không bao giờ khép kín, quặp xuống như mỏ két.
Cá hồng két khi còn nhỏ sẽ có màu vàng rồi dần dần chuyển thành màu đỏ rực sắc sỡ khi đến tuổi trưởng thành. Vì sắc da đỏ ửng này mà cá hồng két được nhiều người tin tưởng rằng chúng sẽ mang lại may mắn khi nuôi. Không chỉ có màu đỏ, cá hồng két còn nhiều màu khác như xanh, vàng, tím….
Đặc điểm sinh học của cá hồng két
- Chiều dài cá: 17 – 20 (cm).
- Độ PH thích hợp: 6.0 – 8.0.
- Nhiệt độ nước: 21 – 28 độ C vì cá hồng két chịu lạnh không giỏi (giống với các loại cá cùng họ).
- Tính ăn: Cá ăn tạp.
- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng.
Hành vi của cá hồng két
Thực tế cá hồng két có thể nuôi trong một cộng đồng với các bạn bè phù hợp hoặc nuôi theo nhóm hay một mình. Tính cách cá hồng két khá hòa bình nhưng vẫn dễ nổi nóng nếu nuôi chung với các con cá hung dữ. Nhiều con khá nhút nhát nên hay trốn trong đồ trang trí hoặc cây. Do đó nó sẽ hoạt động nhiều trong bể nếu biết có nhiều điểm ẩn nấp.
Đa số cá hồng két dành thời gian ở tầng giữa bể nhưng đôi khi xuống thấp hơn để kiếm thức ăn. Cá hồng két cũng có thói quen ăn uống không sạch khi để lại nhiều thứ cần chủ nuôi dọn dẹp thường xuyên.
Phân loại cá hồng két
Hiện nay cá hồng két được chia thành 3 loại: cá hồng két King Kong, cá hồng két đuôi tim và cá hồng két xăm.
Cá Hồng Két King Kong
- Nguồn gốc
Xét trong họ nhà cá hồng két, hồng két King Kong là một trong số những cái tên đứng đầu về màu sắc, kích thước và đặc biệt là giá cả. Đặc biệt hồng két King Kong cũng là cái tên nằm trong bảng xếp hạng các loài cá hồng két được yêu thích nhất. Nó cũng thường được nuôi chung với cá rồng trong bể cá rồng.
Ngoài tên hồng két King Kong, loài cá này còn được gọi là kim cương anh vũ hoặc kim cương hồng két. Lý do vì thân của chúng có nhiều vây tỏa ánh sáng lấp lánh như kim cương. Từ thập niên 90, cá hồng két đã du nhập vào Việt Nam nhưng phải tận một thời gian rất lâu sau thì hồng két king kong mới xuất hiện.
- Đặc điểm ngoại hình
Kích thước cá hồng két King Kong lớn nhất trong họ nhà cá hồng két. Chúng có thể dài đến 25cm. Thân hình cá rộng nhưng lại ngắn hơn các loại cá hồng két thường. Điểm thu hút nhất chính là thân màu đỏ rực lửa rất khác biệt. Đặc biệt nếu nhìn từ bên ngoài khi cá hồng két King Kong bơi không khác gì một đốm lửa. Chính kích thước và màu sắc vượt trội đã giúp chúng thành loài cá hiếm được ưa chuộng.
- Đặc điểm sinh học
-Nhiệt độ nước: 21 – 28 độ C.
-Chiều dài: 20 – 30 cm.
-Độ PH: 6 – 8.
-Độ cứng nước: 2 – 25 dH.
-Tính ăn: Cá ăn tạp.
-Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
-Tầng nước sống: Mọi tầng.
Cá hồng két đuôi tim
Thực tế cá hồng két đuôi tim vẫn chỉ là loại cá két đỏ bình thường. Nói cách khác nó không phải là cá tự nhiên mà được con người can thiệp để tạo hình đuôi tim. Khi cá hồng két còn nhỏ, người nuôi sẽ khéo léo tạo hình đuôi cá thành hình trái tim. Đến khi cá trưởng thành, phần đuôi được cắt hình tim sẽ dần lớn và tự nhiên hơn. Từ đó giá trị cá hồng két cũng nâng cao.
Nếu người thợ giỏi tỉa đuôi khéo ngay từ khi cá hồng két còn nhỏ thì lúc trưởng thành đuôi cá hình tim sẽ càng đẹp hơn. Lúc cá nhỏ sẽ khó nhìn thấy vẻ đẹp của đuôi tim nhưng khi trưởng thành càng rõ nét, thu hút hơn. Thực tế thì cá hồng két sống theo đàn khó nhân giống. Đa số cá hồng két đẹp hiện nay đều là do nhập khẩu nước ngoài.
>>>Xem thêm: Cá Đĩa hay cá Dĩa kiến thức bạn phải biết nếu nuôi chúng làm cảnh
Cá hồng két xăm
Hồng két xăm là tên gọi chỉ các loài cá hồng két có hình xăm trên mình, đa số là các chữ ý nghĩa tích cực như Phúc, Lộc, Đạt, Kim…. Thực tế dòng cá này chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc. Mục đích bắt nguồn từ việc các chủ cửa hàng cá cảnh muốn nâng cao doanh số bán hàng. Từ đó họ nghĩ ra cách xăm mình cá để tăng tính độc đáo.
Hình xăm trên thân cá hồng két không phải tự nhiên mà được con người dùng bút xăm lên các dòng chữ. Kỹ thuật xăm mình cá rất khó, do đó giá thành của cá hồng két xăm đắt hơn loại cá thường từ 1.5 – 2 lần. Tuy nhiên vì ý nghĩa các chữ trên cá nên nhiều người hay mua cá hồng két xăm vào dịp Tết, tân gia…. Lưu ý chỉ những cá hồng két có lớp vảy cứng, thể lực tốt mới chịu được các đường xăm.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá hồng két
Môi trường sống của cá hồng két
Cá hồng két thực chất đẹp nhất nếu được nuôi theo đàn trong một cái bể lớn. Vì không gian rộng lớn sẽ giúp cá thoải mái, tự do bơi hạn chế va chạm. Cá hồng két trưởng thành có chiều dài từ 17 – 20cm sống ở tầng nước trong bể. Loài cá này không có môi trường sống tự nhiên của riêng chúng vì là sản phẩm lai tạo.
Vì vậy nên nuôi cá hồng két cần dựa vào việc suy đoán môi trường sống tự nhiên của cá bố mẹ. Cụ thể cả 2 sống trong dòng nước ngọt ở vùng Trung Mỹ với khu vực sống chủ yếu quanh mỏm đá, rễ cây vì nhiều thức ăn, dễ ẩn nấp. Lòng sông nhiều cát cùng các thảm thực vật tươi.
Nhiệt độ nuôi cá hồng két
Cá hồng két có đặc tính là chịu lạnh kém nên nước trong bể bắt buộc phải duy trì nhiệt độ từ 21 – 28 độ C, độ PH từ 6.0 – 8.0, độ cứng nước 2 – 2.5. Điều kiện này giúp cá nhanh lên màu đẹp. Nhiệt độ nước quá lạnh màu đỏ của cá sẽ nhạt dần. Cá hồng két rất dễ bị sốc nhiệt và khi đó sẽ có các đốm đen trên thân. Do đó hãy tránh để nhiệt độ nước mới và cũ quá chênh lệch.
Nguồn nước nuôi cá hồng két
Ngoài nhiệt độ nước ổn định, nguồn nước sạch là điều rất quan trọng khi nuôi cá hồng két vì chúng có đặc tính là ưa sạch sẽ. Mặc dù cá hồng két dễ thích nghi với nhiều điều kiện môi trường nhưng dễ khuôn miệng không mở quá to. Vì vậy khả năng nhận oxy kém nên nước sạch sẽ hạn chế việc cá bị viêm nang, nấm mốc.
Nếu bạn muốn cá hồng két sống lâu, khỏe mạnh thì cần thường xuyên thay nước trong bể ( 1 tuần thay 2 lần). Trước khi cho nước mới thì phải vệ sinh bể sạch sẽ. Bạn cần thay nước từ từ và cẩn thận tránh thay đổi môi trường đột ngột khiến cá sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Cá hồng két cũng khỏe mạnh, nhanh nhẹn và di chuyển nhiều hơn sau mỗi lần thay nước mới.
Bể nuôi cá hồng két
Cá hồng két cần nuôi trong bể kích thước lớn ít nhất dài 100cm và dung tích hơn 220L nước. Một con cá thêm vào bể cần tăng 30 – 40L nước để đảm bảo đủ không gian bơi cho tất cả. Loài cá này rất thích không gian bơi rộng rãi. Trong bể cần có bộ lọc sục khí thường xuyên. Ngoài ra cần cho thêm nhiều chỗ ẩn nấp (hốc đá, gỗ). Cá hồng két không hợp nuôi trong bể có cây thủy sinh. Nguồn ánh sáng trong bể nên từ vừa đến yếu.
Thức ăn và chế độ dinh dưỡng của cá hồng két
Cá hồng két là loài ăn tạp nên thức ăn chính của chúng rất đa dạng: giun, tôm nhỏ, hạt hoặc thịt băm nhỏ. Thậm chí thức ăn thừa của cá khác chúng vẫn có thể ăn. Thực tế bạn có thể cho cá hồng két ăn thức ăn sống, thức ăn khô hoặc đồ đông lạnh. Thực phẩm khô được điều chế riêng cho cá hồng két là lựa chọn tốt nhưng chỉ nên bổ sung thay vì thức ăn chính.
Cách tốt nhất là bạn hãy cho cá hồng két ăn thực phẩm sống hoặc đồ đông lạnh vì tất cả là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho chúng. Thực phẩm sống như trứng nước, giun, tôm ngâm nước mặn đều là thức ăn yêu thích của cá hồng két. Lưu ý cá hồng két có thể gặp khó khăn khi ăn từ bề mặt nên hãy chọn thức ăn có thể chìm xuống.
Cá hồng két dù no vẫn có thể ăn tiếp nên hãy hạn chế số lần cho chúng ăn (tốt nhất 2 lần 1 ngày). Mỗi lần cho ăn hãy đảm bảo số lượng vừa đủ để cá hồng két ăn chỉ dưới 2 phút. Cá hồng két ăn xong thường sót khá nhiều thức ăn thừa nên dễ làm dơ nước. Bạn cần bỏ thực phẩm thừa sau mỗi bữa trước khi chúng phân rã, thay nước định kỳ.
Loại cá nào nuôi chung với cá hồng két?
Cá hồng két tương đối lành tính nên ít khi xung đột, cắn nhau với cá khác. Nhưng nếu căng thẳng chúng vẫn có thể hung dữ hơn bình thường. Do đó chọn bạn nuôi chung với chúng cần lựa những con cá hiền lành, kích thước tương tự. Tất cả có thể sống chung với nhau miễn là không gian bể đủ rộng để bơi lội và có nhiều điểm ẩn nấp.
Một số loại cá nuôi chung với cá hồng két như cá vàng, cá ông tiên, cá phượng hoàng, cá thiên thần lửa, cá la hán, cá tứ vân, cá mũ vua. Những con cá quá nhỏ như cá tetras hoặc cá 7 màu thì không nên nuôi chung cá hồng két. Bạn cũng có thể nuôi cá chạch hề, cá chạch yoyo, cá pygmy cory ở tầng thấp hơn để làm bể cá phong phú. Cá hồng két có thể ăn động vật không xương sống nên hãy tránh nuôi. Nhưng nếu thích bạn vẫn có thể nuôi ốc sên táo do lớp vỏ cứng.
Khả năng sinh sản của cá hồng két
Cá hồng két là loài đẻ trứng, đặc biệt cá hồng két lai thường không thể thụ tinh. Tuy nhiên cá hồng két trong nước vẫn có thể giao phối, sinh sản bình thường mặc dù là rất khó.
Cách để nuôi cá hồng két sinh sản
Cá hồng két trong thời kỳ sinh sản rất hung dữ vì bảo vệ lãnh thổ. Đặc biệt cực kỳ nhạy cảm khi loài khác xuất hiện trong lãnh thổ của chúng ở thời kỳ này. Do đó khi vào mùa sinh sản của cá hồng két nên tách chúng riêng với các loài khác. Dù chúng giao phối sinh đẻ bình thường nhưng cá hồng két đực thường bất thụ vì không tinh trùng. Người nuôi nên chọn cá hồng két đực khỏe mạnh khi giao phối.
Sau một thời gian thụ tinh, chúng sẻ đẻ trứng với số lượng cực kỳ nhiều. Tuy nhiên đa số trứng của chúng đều không thể nở. Trứng vô sinh sẽ bị cá hồng két ăn luôn. Nếu thấy chúng ăn trứng của mình cũng không cần lo lắng. Nhưng số lượng cá con được sinh ra rất ít.
Cách nhận biết cá hồng két trống mái
Ngoại hình cá hồng két trống và mái đều khá giống nhau nên khó phân biệt. Tuy nhiên ngoại hình cá hồng két đực sẽ lớn hơn cái. Cách nhận biết cá hồng két trống mái cụ thể như sau:
- Cá hồng két trống: Bộ phận sinh sản sẽ hẹp và nhỏ hơn con mái.
- Cá hồng két mái: Bộ phận sinh sản khá giống cái vòi nhỏ nằm dưới bụng. Trong thời kỳ sinh sản cái vòi sẽ to, dài và tròn hơn con trống.
Thực tế loài cá hồng két lai thường bất thụ vì cá đực không thể thụ tinh. Một số ít cá hồng két nhập khẩu mới sinh sản được nhưng điều kiện con đực thuần chủng hay tạp giao gần.
Một số loại bệnh dễ gặp ở cá hồng két? Cách điều trị
Cá hồng két rất dễ mắc các bệnh sau đây.
Cá Hồng Két Bị Bệnh Inch
Bệnh Inch còn gọi là bệnh đốm trắng khá thường gặp ở cá cảnh. Dấu hiệu là các đốm trắng đường kính 1mm khắp thân và vây cá. Cách điều trị là tăng nhiệt độ lên 28 độ và cho thêm 1 muỗng cà phê muối vào 8L nước. Nếu không cải thiện thì bạn mua thuốc ở cửa hàng cá cảnh.
Bệnh nấm
Nấm là bệnh mà hầu như mọi cá cảnh đều bị và sẽ chết nếu không phát hiện kịp thời. Nguyên nhân do điều kiện nước không đảm bảo vì lượng khí NH3 do phân và thức ăn hạt lắng dưới bể. Bạn cần giữ lại ⅓ lượng nước cũ rồi thay nước mới. Sau đó thêm muối ấm mỗi ngày để diệt vi khuẩn. Ngoài ra cho thêm Methylen vào bể mỗi ngày đến khi cá khỏe.
Bệnh bong bóng cá
Dấu hiệu cá sẽ nghiêng 1 bên hoặc ngửa bụng lúc bơi, bụng sưng phồng. Bạn cần cho cá ngừng ăn 3 ngày rồi cho ăn đậu nấu chín 1 lần 1 ngày. Nếu vài ngày tình trạng tốt hơn thì bắt đầu cho ăn thực phẩm đông lạnh để bổ sung dinh dưỡng.
Bệnh thối mang
Dấu hiệu bệnh thối mang là cá di chuyển chậm, thở gấp, mặt ủ rũ còn tơ với lá mang dính với nhau. Nước trong bể có mùi hôi. Lúc này bạn cần thay nước sạch cho bể, tăng nhiệt độ lên 28 độ C. Bạn có thể cho dung dịch Methylen vào bể ( 3 – 5 giọt).
Làm cách nào phòng bệnh cho cá hồng két?
Nếu bạn muốn cá hồng két tránh bị các bệnh trên thì nên tạo môi trường sống lành mạnh cho chúng. Bạn chỉ cần đảm bảo nguồn nước trong bể luôn sạch sẽ, thay nước thường xuyên và đúng cách để không có mầm bệnh. Cá mới mua về bạn cần để riêng để khử sạch mầm bệnh rồi mới nuôi chung trong bể.
Hướng dẫn cách chọn cá hồng két khỏe mạnh
Muốn nuôi cá hồng két khỏe mạnh, tuổi thọ kéo dài cần phải biết cách chọn giống. Cụ thể:
Chọn cá ham ăn, bơi mạnh và hiếu động
- Hãy chọn cá hồng két toàn thân màu đỏ tươi như máu, sắc đỏ càng đậm càng tốt (đỏ tự nhiên) không có đốm đen.
- Miệng cá dễ thương kiểu hình chữ T, trái tim hoặc tam giác là tuyệt nhất. Thân cá dày, tròn và càng ngắn càng khỏe mạnh.
- Cá hồng két khỏe là rất ham ăn, hiếu động, bơi rất mạnh. Mắt cá trong suốt, sinh động và thân hình không có vết thương.
- Nếu trạng thái cá bơi lội tốt, không chìm hoặc nổi trên mặt nước nghĩa là khỏe mạnh. Mảnh vây cá phát triển tự nhiên, nắp mang không lật ra và thở nhẹ nhàng.
- Cá hồng két đuôi tim tuy rất đẹp nhưng đã bị con người can thiệp cắt đuôi. Nói cách khác chúng là cá dị tật nên lời khuyên là không nên mua.
Cá hồng két bao nhiêu tiền? Địa chỉ mua cá hồng két đáng tin cậy?
Giá bán cá hồng két tùy thuộc kích thước, ngoại hình, chủng loại và địa chỉ mua. Thực tế giá cá hồng két không quá đắt dao động từ 45 – 110 nghìn đồng. Nếu bạn thích những loại đặc biệt như cá hồng két xăm hoặc hồng két king kong, giá có thể đắt tới vài triệu đồng. Cá hồng két trên thị trường hiện nay đa số là cá nhập khẩu vì loài này không thể tự ép đẻ. Hiện nay bạn có thể dễ dàng mua cá hồng két ở các cửa hàng bán cá cảnh vì chúng không phải loại quý hiếm.
Kết Luận
Những thông tin chi tiết trên Trai chó mèo chia sẽ. Đây tin chắc sẽ giúp những ai mới tìm hiểu hoặc muốn nuôi cá hồng két sẽ có kiến thức đầy đủ. Cá hồng két là loài khá dễ nuôi, ngoại hình đẹp lại có ý nghĩa may mắn trong phong thủy. Giá thành không quá mắc, dễ dàng tìm mua giúp loài cá này ngày càng được nhiều người nuôi làm cảnh.